Tranh cãi về đề xuất thu thuế đối với học phí của sinh viên quốc tế tại Úc

Nhiều trường ĐH tại Úc quá phụ thuộc vào nguồn thu từ học phí của sinh viên quốc tế sẽ khó duy trì tài chính nếu có sự biến động về tuyển sinh quốc tế

Vừa qua, Chính phủ liên bang Úc đã công bố báo cáo tạm thời về Hiệp định Đại học sắp tới của quốc gia này. Đây được xem là bản báo cáo đánh giá lớn nhất về hệ thống giáo dục đại học của họ kể từ năm 2008 .

Theo đó, báo cáo này đã chỉ ra rằng, việc đào tạo sinh viên quốc tế được xem như một thành phần cốt lõi trong sứ mệnh giáo dục của họ và cũng là nguồn thu lớn cho các trường đại học của Úc.

Ngoài ra, đây cũng là yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Úc, góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục của quốc gia này.

Đáng nói, nhiều trường đại học tại Úc hiện nay lại quá phụ thuộc vào nguồn thu từ học phí của sinh viên quốc tế. Do đó, sự biến động trong việc tuyển sinh quốc tế có thể gây ra sự không ổn định trong công tác đào tạo và chất lượng nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học này.

Trừ Đại học Sydney, Melbourne và Đại học New South Wales, các trường đại học khác của Úc đều chứng kiến ​​sự sụt giảm nguồn thu từ phía sinh viên quốc tế (trong giai đoạn năm 2020-2021).

Khoản tài trợ cùng thứ hạng quốc tế cao giúp các trường đại học có thể thuận lợi thu hút được số lượng lớn sinh viên quốc tế đến tham gia học tập, nghiên cứu để duy trì và phát triển… Thế nhưng, nó cũng khiến các trường rơi vào tình trạng “bấp bênh” tài chính.

Vậy nên, việc xem xét lại cách thức hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học đang phụ thuộc vào nguồn thu từ học phí của sinh viên quốc tế là rất cần thiết để mang lại sự ổn định tốt hơn cũng như duy trì tính bền vững cho ngành giáo dục đại học Úc.

Đặc biệt, báo cáo này cũng đưa đề xuất về một khoản thuế đối với thu nhập từ học phí của sinh viên quốc tế cho các trường đại học Úc. Khoản thuế này nếu được đưa ra sẽ giống như một cơ chế để chống lại các “cú sốc” về kinh tế, chính sách trong tương lai, hoặc tài trợ cho các khoản đầu tư ưu tiên như cơ sở hạ tầng và nghiên cứu.

Tuy nhiên, nhiều trường đại học hàng đầu tại Úc đang phản đối đề xuất thu phí này bởi nó có thể làm giảm đi số lượng sinh viên quốc tế lựa chọn đi du học Úc.

Theo đó, nhóm 8 trường đại học kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ ​​học phí của sinh viên quốc tế đã bày tỏ quan điểm:

“Đề xuất khoản thuế này chắc hẳn đang đánh vào các tổ chức giáo dục đại học có thành tích cao.

Trong khi đó, nguồn thu từ học phí của sinh viên quốc tế lại là khoản đóng góp lớn thứ hai vào tổng doanh thu cho các trường đại học tại Úc với trị giá khoảng 8,7 tỷ đô la (vào năm 2021)”.

Cơ sở giáo dục đại học ở thành phố lớn của quốc này là những trường đã kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ học phí của sinh viên quốc tế như Đại học Sydney thu được 1,4 tỷ đô la vào năm 2021, Đại học New South Wales thu được 753 triệu đô la, Trường Đại học công nghệ Sydney là 338 triệu đô la và Đại học Newcastle là 90 triệu đô la,…

Tại bang Victoria (Úc), Đại học Monash cũng báo cáo rằng, năm 2021, họ đạt được 906 triệu đô la doanh thu từ sinh viên quốc tế, Đại học Melbourne thu được 877 triệu đô la, RMIT là 335 triệu đô la và Đại học Swinburne kiếm được 148 triệu đô la.

Theo nhóm này, nếu không có nhiều sinh viên quốc tế đăng ký du học tại Úc, các trường đại học có thể đối mặt với việc bị tụt thứ hạng trên bảng xếp hạng quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nghiên cứu của họ.

Chia sẻ từ ông Andrew Norton, giáo sư về chính sách giáo dục đại học tại Đại học Quốc gia Úc cho biết, học phí của sinh viên quốc tế đã mở rộng khoảng cách giữa các tổ chức và cho phép các trường đại học có số lượng người học đăng ký tăng cao đáng kể.

Tuy nhiên, ông phản đối việc đánh thuế thu nhập đối với học phí của sinh viên quốc tế, bởi việc đóng thuế có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị trường sinh viên quốc tế đang và sẽ học tập tại Úc.

“Sinh viên quốc tế đang phải chi trả những khoản học phí cao để học tập tại các trường đại học Úc. Mặc dù tiền học phí vốn được chi cho bản thân người học nhưng nó cũng được chi trả cho hoạt động nghiên cứu của các nhà trường, giúp họ nâng cao thứ hạng của mình tại các bảng xếp hạng quốc tế”, ông Andrew Norton bày tỏ quan điểm.

Bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành cơ quan cao nhất Các trường đại học Úc cũng bày tỏ quan điểm, cần có một mô hình bền vững hơn để tài trợ cho nghiên cứu thay vì đề xuất trên.

Trong khi đó, ông Alex Zelinsky – Phó hiệu trưởng Đại học Newcastle lại cho rằng, việc thu thuế học phí của sinh viên quốc tế có thể giúp ích cho các trường đại học trong khu vực.

Daniel Hà

Daniel Hà

CEO & CO-Founder Doslink Migration & Investment, với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối, kinh doanh quốc tế và hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn di trú đầu tư nước ngoài.

Phản hồi của Khách hàng

Khách hàng nói gì?

Mrs. TPT
Visa 188A - Doanh Nhân Tài Năng (Melbourne)
Read More
"Cám ơn a Hoàng, Đức, Linh và team rất nhiều.

Đánh giá rất cao dịch vụ chuyên nghiệp, quá trình chuẩn bị hồ sơ chu đáo, rất cẩn thận của đội ngũ Doslink, yếu tố tiên quyết để gia đình tôi nhận được VISA 188A trong thời gian ngắn đến bất ngờ!"
Khách hàng V... Đặng
Visa 188A - Kinh Doanh Sáng Tạo
Read More
Gia đình em cảm ơn sự tận tâm của Doslink cho hồ sơ của em.
Trường hợp của em nhờ sự nỗ lực và kỹ lưỡng của anh và các bạn cộng sự mới có kết quả tốt như hôm nay. Em và gia đình rất vui.
Mong danh tiếng của Doslink sẽ ngày càng được nhiều khách hàng biết đến.
Mrs. P... Nguyễn
Visa 132A - Doanh Nhân Tài Năng
Read More
"Gia đình chị P. Nguyễn không dấu được niềm vui khi nhận được visa 132 vào ngày 20/5/2019, sau thời gian 13 tháng chờ đợi, vì anh chị được biết thông tin từ Bộ Di Trú Úc thì thời gian trung bình được cấp visa là 21-22 tháng nên anh chị không nghĩ rằng hồ sơ của mình thành công sớm hơn dự kiến nhiều như vậy"

Giao thông công cộng ở Melbourne

Hệ thống giao thông công cộng của Melbourne được ghen tị trên khắp nước Úc. Với 244 km đường xe điện len lỏi qua thành phố và các khu vực xung quanh, bạn chỉ mất một chuyến đi ngắn (và đôi khi miễn phí) để đến giảng đường, buổi hướng

TÌM HIỂU
Tin tức cập nhật

Giao thông công cộng ở Melbourne

Hệ thống giao thông công cộng của Melbourne được ghen tị trên khắp nước Úc. Với 244 km đường xe điện len lỏi qua thành